Gần đây, trên các phương tiện truyền thông đầy ắp thông tin về hàng loạt doanh nghiệp BĐS lớn ở miền Nam ồ ạt rót vốn đầu tư nhiều dự án khủng tại các tỉnh thành lớn ở Phía Bắc như Himlam, Vingroup, Nam Long… Lý giải cho sự xuất hiện của làn sóng này có nhiều yếu tố.
Bắc tiến – xu hướng tất yếu của thị trường khi cầu vượt cung
Hiện nay bán kính mở rộng của các thành phố lớn đã quá xa trung tâm, quỹ đất không còn, giá đầu vào tăng gây khó khăn cho việc phát triển dự án.
Nhưng đó chưa phải lý do chính, việc nhìn thấy được tiềm năng, dự đoán được xu hướng là dựa trên cơ sở tổng hợp và phân tích những lợi điểm mà khu vực phía Bắc đang có mới khiến làn sóng dịch chuyển “Bắc Tiến” được diễn ra mạnh mẽ.
Trong hơn 40 năm phát triển, các tỉnh thành phía Bắc được định hướng quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm. Lấy tâm là thủ đô Hà Nội – “Vùng Thủ Đô” với bán kính 50km là một mạng lưới các tỉnh thành vệ tinh như: Vĩnh Phúc – Thái Nguyên – Bắc Giang – Bắc Ninh – Hải Dương – Hưng Yên, và kết nối thẳng với cảng biển quốc tế Hải Phòng. Các tỉnh thành này đã ưu tiên phát triển cho mình hệ thống hạ tầng giao thông hoàn chỉnh. Hiện nay hệ thống hơn 800km cao tốc tạo nên một mạng lưới phát triển kinh tế đa trung tâm. Trong đó Hà Nội và Bắc Ninh là “Trung Tâm của Vùng Thủ Đô”. Các tỉnh thành trên luôn có mặt trong bảng xếp hạng TOP đầu về thu hút vốn đầu tư công và FDI, nơi đặt trụ sở của rất nhiều tập đoàn dẫn đầu như SamSung, Microsoft, Canon, Nikon, Maple Tree, … kéo theo chuỗi cung ứng hùng hậu.
Với định hướng và chính sách ưu tiên tối đa cho sự phát triển công nghiệp, trung tâm vùng thủ đô là thỏi nam châm thu hút lao động, từ lao động địa phương đến lao động nhập cư. Thị trường lao động hơn 35 triệu dân khu vực Miền Bắc là yếu tố hấp dẫn bất cứ doanh nghiệp nào. Mặt khác với định hướng phát phiển công nghiệp có lựa chọn, ưu tiên những ngành nghề có hàm lượng chất xám cao và đảm bảo thân thiện với môi trường, giúp cho môi trường sinh sống được đảm bảo và thu nhập được nâng cao.
Hệ thống hạ tầng kết nối hiện đại, chính sách mở cửa thông thoáng, lực lượng lao động dồi dào, có thể thấy các tỉnh thành trong “Vùng Thủ Đô” đã chuẩn bị tốt cho mình công tác “Dọn tổ đón Đại Bàng”. Đặc biệt tại khu vực “Trung tâm của Vùng Thủ Đô”, Bắc Ninh và Hà Nội là điểm giao kết của hệ thống mạng lưới nói trên, trở thành tâm điểm phát triển chính của cả vùng.
Những gã khổng lồ trong lĩnh vực bất động sản đô thị – công nghiệp
Sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp kéo theo lực lượng lao động nhập cư ồ ạt, dẫn đến nhu cầu cực lớn về an cư, lạc nghiệp, và các dịch vụ an sinh xã hội. Đi trước đón đầu cho thị trường đầy tiềm năng này, các ông lớn Bất động sản miền Nam đã phải chuẩn bị trước cho mình quỹ đất vàng trong “Vùng Thủ Đô” để phát triển dự án trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, đơn cử như Vingroup với loạt dự án KĐT Vinhomes và khu công nghiệp Vin IZ tại Hải Phòng, Hà Nội. Himlam Group với dự án KĐT tại Bắc Ninh. Tuy nhiên, xu hướng này đã được nhìn thấy từ rất sớm bởi ông trùm về Bất động sản Công Nghiệp – VSIP. Nền móng đầu tiên của VSIP tại trung tâm của “Vùng Thủ Đô” – Bắc Ninh, được xây dựng cách đây 13 năm. VSIP Bắc Ninh được hình thành theo hướng Đô thị, công nghiệp và dịch vụ. Đây là bước đi cực kì khôn ngoan, đi trước đón đầu, vừa tận dụng lợi thế địa lý và hạ tầng để phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư FDI, vừa thu hút số lượng lớn kỹ sư, chuyên gia Việt Nam và nước ngoài, vừa giải quyết được nhu cầu an cư phát sinh khi lao động nhập cư ồ ạt. Với tổng quỹ đất gần 2800ha tại Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng, trong đó tổng quỹ đất công nghiệp gần 1550ha, tổng quỹ đất đô thị chiếm 1250ha. Hiện nay VSIP giai đoạn 1 tại Bắc Ninh đã lấp đầy 95% và đang tiến hành mở rộng mặt bằng cho giai đoạn 2. Có thể nói VSIP đã chuẩn bị cho mình lượng tài nguyên dồi dào. Với tiềm lực tài chính, tầm nhìn chiến lược và kinh nghiệm phát triển của mình, VSIP đã và sẽ nhanh chóng xây dựng những dự án tầm cỡ, là điểm nhấn về cảnh quan đô thị tại những địa phương mà VSIP đặt chân đến.
Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn, các đường lối chính sách đúng đắn đã đưa đất nước đi lên, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các doanh nghiệp, tập đoàn đi tiên phong trong giai đoạn này càng có nhiều cơ hội để phát triển. Và việc lựa chọn miền Bắc để phát triển, cụ thể là “Vùng Thủ Đô” ngày càng thấy rõ. Sau các ông lớn về BĐS sẽ là làn sóng của những nhà đầu tư, và chắc chắn đây là một thị trường bền vững với tất cả những yếu tố thực, từ nguồn vốn đổ về và định hướng phát triển đều nhắm đến nhu cầu thực tế của thị trường và người dân.